Lý giải khoa học về việccác linh hồn lìa khỏi xác

Có thể thấy một điều là những khoảnh khắc đầu tiên sau khi con người thực sự trút hơi thở cuối cùng đã xả tới gần 90% lượng điện tích trong não.

Hiện tượng con người vẫn có những trải nghiệm đầy ý thức về mọi vật xung quanh sau khi tim ngừng đập, não ngừng hoạt động hoàn toàn đây được xem là một vấn đề đau đầu với hầu hết các nhà khoa học trong nhiều năm qua. Để giải quyết câu hỏi này thì các nhà khoa học đã giành rất nhiều thời gian để nghiên cứu và họ phát hiện ra rằng, gần 40% số người còn sống mô tả về một dạng ý thức vẫn tồn tại trong thời gian họ chết lâm sàng.

Đi tìm lời giải cho hiện tượng bí ẩn hồn lìa khỏi xác

Các trải nghiệm thoát xác, đi qua đường hầm ánh sáng gặp người thân đã mất và cảm giác hưng phấn là tất cả những gì nạn nhân kể lại khi họ vượt qua giây phút cận kề cái chết. Cảm giác trôi nổi bên ngoài cơ thể và nhận thức được tất cả mọi thứ xung quanh là đặc điểm chung của hầu hết trường hợp cận tử. Các nhà khoa học so sánh hiện tượng này với một hình thức của bóng đè trong giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh khiến một số người có ý thức về thế giới bên ngoài nhưng không xử lý được tác nhân kích thích. Do đó bản thân họ có những ảo giác thị giác hoặc ảo giác xúc giác gắn liền với chu kỳ thức và ngủ.

Cảm giác hạnh phúc và phấn khích

Một trong những đặc điểm nổi bật của trải nghiệm cận tử đó là nhiều người cảm thấy hưng phấn ngay cả khi biết mình đang chết. Cảm giác hạnh phúc này như là một thông điệp phổ biến của nhiều học thuyết thần học cho rằng, cái chết đánh dấu sự khởi đầu mới để chuyển tiếp qua kiếp sống khác tốt đẹp hơn. Những người trải qua kinh nghiệm cận tử sẽ có các triệu chứng giống như dùng ma túy. Khu vực vỏ não trước trán và vùng não tưởng thưởng đều bị gián đoạn khiến người sắp chết cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn. Đây cũng là lý do tại sao họ có ảo giác nhìn thấy người chết, thường là những người họ biết và yêu quý.

Đi tìm sự thật về việc linh hồn lìa khỏi xác

Các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích sâu hơn các câu chuyện của hàng trăm người về hiện tượng này thì phần lớn những người đến từ các nền văn hóa khác nhau lại có hành trình y chang nhau và còn cho thấy các viễn kiến này là những sự trùng hợp về mặt sinh học của não bộ, chứ không hẳn là bắt nguồn từ tôn giáo.

Hiện tượng hồn lìa khỏi xác vẫn là một trong những dấu hỏi lớn đối với giới khoa học

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, sự trỗi dậy lạ kỳ như thế trong não người đã chết liên quan tới những ảo ảnh dị thường mà hầu như tất cả những người tỉnh dậy sau khi đã chết lâm sàng vẫn thường hay mô tả. Những người duy tâm dĩ nhiên đã nhìn thấy trong hiện tượng này minh chứng cho sự tồn tại của linh hồn. Dù đây chỉ là minh chứng không roc ràng lắm. Tuy nhiên, cũng còn một giả thuyết khác ít nhiều mang tính khoa học quá trình hồn lìa khỏi xác có vẻ giống như sự phóng điện của tụ điện. Có thể thấy một điều là những khoảnh khắc đầu tiên sau khi con người thực sự trút hơi thở cuối cùng đã xả tới gần 90% lượng điện tích trong não.

Trạng thái thoát xác thường xảy ra lúc nào?

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng trạng thái thoát xác thường xảy ra lúc nghỉ ngơi, trước khi ngủ hay đang thiền. Đặc trưng chung của trạng thái này là thư giãn, giảm hay mất cảm giác bản thể và kích thích cảm giác. Nó xảy ra trong thời gian ngắn và thường bắt đầu với cảm giác đi vào đường hầm tối đen với ánh sáng rực rỡ ở phía cuối, giống trạng thái cận kề cái chết. Các nhà khoa học còn cho rằng, trạng thái thoát xác sẽ xảy ra khi bộ óc bị làm cho rối loạn và nhầm lẫn của bộ nhớ.

Các hình ảnh hồn lìa khỏi xác theo một số nhà khoa học, chỉ đơn giản là sự phản chiếu các hoạt động trong não do ảnh hưởng của tình trạng thiếu oxy đột ngột. Số khác lại tin rằng, đây có lẽ là những gì con người thực sự đối mặt sau khi chết. Tranh luận về đề tài này vẫn tiếp diễn với nhiều mâu thuẫn và đặt ra nhiều thách thức với giới khoa học. Tuy nhiên, điểm chung khó tranh cãi ở những người đã đứng trên lằn ranh sinh tử chính là khi trở lại họ đều nhận thức rõ hơn mục đích sống của mình.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *